Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Phát huy truyền thống ngành Thông tin và Truyền thông

Tin tức - Sự kiện  
Phát huy truyền thống ngành Thông tin và Truyền thông
Ngày 28/8/1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã ra tuyên cáo trước quốc dân đồng bào cũng như toàn thế giới về việc thành lập Chính phủ nước Việt Nam mới và công bố danh sách nội các thống nhất quốc gia gồm các Bộ, ngành, trong số đó có Bộ Thông tin - tuyên truyền với chức năng làm công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động Nhân dân kháng chiến cứu quốc.

Ngày 19/02/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 258/QĐ-TTg lấy ngày 28/8 hàng năm là Ngày truyền thống ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Đây là một quyết định quan trọng ghi nhận những thành tựu đã đạt được trong chặng đường phát triển mạnh mẽ của ngành Thông tin và Truyền thông.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hào hùng của dân tộc, các thế hệ cán bộ công nhân viên chức của ngành Thông tin và Truyền thông đã đem tất cả sức lực, trí tuệ và cả xương máu của mình, vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn hiểm nguy trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, xây dựng và giữ vững huyết mạch thông tin phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, góp phần đắc lực vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Gần 10.000 người con ưu tú của ngành Bưu điện và phóng viên đã anh dũng hy sinh xương máu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Trong những năm đầu của thế kỷ XXI được đánh dấu bởi cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những tiến bộ khoa học - công nghệ vượt bậc, đang làm thay đổi về chất mọi hoạt động kinh tế xã hội mọi quốc gia và thương mại thế giới. Chính phủ hỗ trợ phát triển hạ tầng kỹ thuật số, công nghệ thông tin và truyền thông nhằm đưa kinh tế số chiếm 20% GDP của cả nước vào năm 2025. Vì vậy, ngành thông tin và truyền thông nhận trách nhiệm tham mưu định hướng chiến lược cho đất nước trong lĩnh vực phát triển, ứng dụng công nghệ; hoạch định chính sách phù hợp để huy động tối đa nguồn nhân lực, nguồn tài chính trong nước và quốc tế, đảm bảo hạ tầng thông tin tiến tiến nhất đáp ứng mọi nhu cầu phát triển công nghiệp 4.0. Ngành thông tin và truyền thông hướng đến các mục tiêu: Bưu chính sẽ trở thành hạ tầng mạng lưới đảm bảo dòng chảy vật chất; Viễn thông trở thành hạ tầng của nền kinh tế số; Ứng dụng công nghệ thông tin trở thành chuyển đổi số hướng tới xây dựng chính quyền số vững mạnh, kinh tế số phồn vinh, xã hội số thịnh vượng; An toàn thông tin hình thành hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam; Công nghiệp ICT với sứ mệnh Make in Vietnam; Báo chí truyền thông với sứ mệnh tạo dòng chảy tích cực trong xã hội, tạo niềm tin và khơi dậy khát vọng Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Trong năm qua, ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Nam đã đạt được những thành tích đáng kể trên các mặt công tác, được UBND tỉnh đánh giá cao. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của ngành đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Để thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được giao, Sở tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều chương trình, kế hoạch và những nội dung chiến lược mang tính đột phá. Qua đó, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, mở đường, định hướng, thúc đẩy phát triển sự nghiệp thông tin và truyền thông. Các văn bản tham mưu với UBND tỉnh đều đảm bảo chất lượng, kịp thời và đúng tiến độ, góp phần hoàn thiện hệ thống khung pháp lý, giúp cho công tác quản lý nhà nước lĩnh vực thông tin và truyền thông ngày một nâng cao hiệu lực. Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông được thực hiện đồng bộ: Quản lý nhà nước về thông tin, báo chí, xuất bản được tăng cường, vai trò định hướng của cơ quan quản lý báo chí được đề cao. Lĩnh vực bưu chính, viễn thông, Internet phát triển ổn định. Sở Thông tin và Truyền thông đã thực hiện tốt việc hướng dẫn, đôn đốc doanh nghiệp thực hiện phát triển hạ tầng theo quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của tỉnh; hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông trong việc xây dựng, phát triển trạm BTS trên địa bàn; triển khai công tác quản lý thuê bao di động trả trước theo quy định. Thông tin liên lạc được đảm bảo liên tục, thông suốt trong công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và trong các ngày lễ, tết không còn hiện tượng nghẽn mạng như các năm trước. Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành được sở chú trọng triển khai thực hiện theo kế hoạch, qua đó đã kịp thời phát hiện và xử lý những trường hợp phạm...

z5647564931774_ae26b60b2973d9e3409d3e8de7cf682f.jpg
Đại biểu dự Hội nghị tập huấn về chuyển đổi số cho cán bộ chủ chốt tỉnh Hà Nam ngày 19/7/2024 tại Học viện Viettel (huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội)

Đặc biệt, lĩnh vực công nghệ thông tin và chuyển đổi số được đặc biệt quan tâm, chú trọng, triển khai đồng bộ trên tất cả các mặt hạ tầng, ứng dụng, đào đạo nguồn nhân lực, an toàn thông tin. Trong những năm gần đây, xác định chuyển đổi số là một trong những giải pháp quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Sở đã thể hiện rõ vai trò chủ công dẫn dắt chuyển đổi số tại địa phương, chủ động tham mưu với Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TU ngày 26/5/2022 về chuyển đổi số tỉnh Hà Nam năm 2025 định hướng đến năm 2030. Nhờ triển khai toàn diện, đồng bộ các chương trình, giải pháp phù hợp với thực tế của từng ngành, lĩnh vực đã thúc đẩy chuyển đổi số của tỉnh có trọng tâm, trọng điểm, đến nay nhiều chỉ tiêu quan trọng đạt và vượt kế hoạch đề ra. Hạ tầng số, các nền tảng số đang dần được phát triển, triển khai ứng dụng; các cơ sở dữ liệu chuyên ngành được triển khai xây dựng, kết nối, chia sẻ đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân và doanh nghiệp. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Hà Nam đã được các cấp chính quyền quan tâm thúc đẩy sử dụng; tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính. Xây dựng Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Hà Nam. Hiện nay, đã tích hợp, kết nối các hệ thống thông tin hiện có của các sở, ngành về Trung tâm điều hành thông minh; xây dựng Trung tâm Điều hành đô thị thông minh thành phố Phủ Lý để thu thập, phân tích, chuẩn hóa dữ liệu phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của thành phố. Tổ chức hội nghị chuyển đổi số doanh nghiệp. Hoàn thành triển khai chính thức Trung tâm Giám sát, điều hành an toàn thông tin mạng (SOC) tỉnh Hà Nam; kết nối giám sát 14 hệ thống thông tin; kết nối gần 1.000 máy tính lên Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC). Tham mưu với UBND tỉnh phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức thành công các Hội nghị tập huấn về chuyển đổi số cho cán bộ chủ chốt của tỉnh Hà Nam; phối hợp với các cơ quan tổ chức các chương trình phối hợp về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số…

3443.jpg.gif
Đồng chí Trần Thế Kính - Tỉnh ủy viên - Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và đồng chí Vũ Tiến Tiệp - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông ký kết Chương trình phối hợp về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số

Trong thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ nỗ lực, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, trong đó chú trọng triển khai các nhiệm vụ công tác trọng tâm: Xây dựng Kiến trúc công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) phát triển đô thị thông minh tỉnh Hà Nam. Triển khai Hệ thống chuẩn hóa xác thực tập trung (SSO) tỉnh Hà Nam. Triển khai Hệ thống quản lý các trang thông tin điện tử, mạng xã hội và giám  sát nội dung các website, blog, fanpage, tài khoản mạng xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Nam". Triển khai Hệ thống chấm điểm, đánh giá Bộ chỉ số chuyển đổi số của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố. Số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan. Hỗ trợ các sở, ban, ngành, huyện, thành phố, thị xã về chuyển đổi số; tiếp và làm việc với phóng viên các cơ quan báo chí. Duy trì hiệu quả tổ tiếp nhận và xử lý cuộc gọi rác, tin nhắn rác, thư điện tử rác và tin giả, vận hành phần mềm tiếp nhận, xử lý trực tuyến cuộc gọi rác, tin nhắn rác, thư điện tử rác và tin giả./.

T.B