Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kết quả triển khai thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàn...

Tin tức - Sự kiện  
Kết quả triển khai thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030
Thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030, Sở Thông tin và Truyền thông đã tích cực chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ, đạt được kết quả đáng khích lệ.

Về công tác tuyên truyền, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng các cơ quan báo chí của tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức và kỹ năng về chuyển đổi số; về các hoạt động của Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; tăng cường tuyên truyền chủ trương của UBND tỉnh về chuyển đổi số, chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao cấp huyện thực hiện tốt các hoạt động thông tin, tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách, chiến lược về thực hiện chuyển đổi số của tỉnh, trong đó có phổ biến ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong các doanh nghiệp trên địa bàn. Tuyên truyền các chính sách, quy định của pháp luật về khởi nghiệp, đầu tư, kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính; phổ biến các kỹ năng thanh toán điện tử, dịch vụ công trực tuyến, giao dịch điện tử trên không gian mạng, mua bán, tiếp thị trên sàn thương mại điện tử Việt Nam như Vỏ Sò và PostMart… Chuyên mục “Chuyển đổi số" trên Cổng thông tin điện tử tỉnh thường xuyên thông tin về nội dung chương trình chuyển đổi số quốc gia và chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hà Nam, cung cấp thông tin hữu ích phục vụ người dân và doanh nghiệp. Cổng thông tin điện tử của các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ngành liên quan thường xuyên đăng tải tin, bài tuyên truyền về chuyển đổi số, chuyển đổi số trong doanh nghiệp…

Về cung cấp thông tin, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Hà Nam đã được cập nhật khá đầy đủ thông tin; cập nhật nhiều văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh; cung cấp thông tin hữu ích phục vụ người dân và doanh nghiệp; trả lời kịp thời câu hỏi thắc mắc của người dân và doanh nghiệp; trung bình hằng tháng cập nhật 85 tin, bài. Nhiều chuyên mục trên cổng đã được thiết kế, tạo lập và cập nhật thông tin. Cổng thành phần của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã tạo đủ các mục thông tin chủ yếu theo quy định. Trung bình hằng tháng có 35 tin, bài được cập nhật trên mỗi cổng thành phần.

Về phát triển, cung cấp các ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp, Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh đã trang bị một số máy chủ và các thiết bị cần thiết. Triển khai kết nối Mạng truyền số liệu cấp II cho 138 cơ quan, đơn vị (các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và UBND cấp xã) để triển khai các dịch vụ, các nền tảng số phục vụ việc quản lý, điều hành chung của tỉnh, đảm bảo an toàn thông tin. Các hệ thống thông tin dùng chung gồm có: Hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành; Hệ thống thư điện tử; Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Hà Nam; Cổng Thông tin điện tử tỉnh Hà Nam. Đang triển khai Kho dữ liệu hồ sơ thủ tục hành chính để tích hợp, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Hà Nam. Đã triển khai Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung (LGSP) và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP) để khai thác các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin của quốc gia.

Hiện tại đã kết nối LGSP với NGSP của một số hệ thống chuyên ngành của các bộ, ngành trung ương như: Cơ sở dữ liệu quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Hệ thống cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến (Bộ Tư pháp), Hệ thống cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách (Bộ Tài chính), Hệ thống thông tin quản lý danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam (Bộ Thông tin và Truyền thông), Hệ thống phục vụ dịch vụ công của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và đang triển khai kết nối khai thác các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin đã sẵn sàng trên NGSP. Đã cấp 3.247 chữ ký số (trong đó USB Token: 3.089, Sim PKI: 158) cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các phòng, ban, đơn vị trực thuộc; UBND các xã, phường, thị trấn; cá nhân lãnh đạo cơ quan, lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc, lãnh đạo UBND các xã phường, thị trấn, kế toán, cán bộ, công chức, viên chức Bộ phận một cửa của các cơ quan, đơn vị...  Các cơ quan đã sử dụng chữ ký số của cơ quan; chữ ký số của cá nhân để ký số trên văn bản điện tử.

Đã triển khai việc kết nối, tích hợp chữ ký số công cộng lên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Hà Nam để phục vụ người dân và doanh nghiệp sử dụng chữ ký số trong việc nộp hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện. Đã triển khai tích hợp chữ ký số công cộng từ xa lên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Hà Nam để đảm bảo thuận tiện, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Hà Nam cung cấp tất cả các dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến toàn trình. Tích hợp trên 70% dịch vụ công trực tuyến lên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Hà Nam hiện nay cập nhật đầy đủ các thủ tục hành chính của tỉnh; công khai toàn bộ quy trình giải quyết thủ tục hành chính, kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

Đã triển khai xây dựng thí điểm bản đồ nền (chuyên ngành đất đai) tại 5 xã, phường trên địa bàn thị xã Duy Tiên; 5 xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bảng. Triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ nền tảng GIS vào xây dựng, quản lý cơ sở liệu nền; thí điểm triển khai ứng dụng phần mềm trên Nền tảng bản đồ số. Đang thực hiện các thủ tục để triển khai chính thức Nền tảng Bản đồ số trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Đã triển khai hệ thống tiếp nhận và giải quyết phản ánh, kiến nghị của người dân qua hình thức trực tuyến: chuyên mục Hỏi đáp trên Cổng Thông tin điện tử, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Hà Nam... Điều này góp phần thúc đẩy sự tham gia của người dân trong việc giải quyết các vấn đề của chính quyền.

Đã triển khai dịch vụ thanh toán phí, lệ phí dịch vụ công trực tuyến thông qua một số ngân hàng có chi nhánh trên địa bàn tỉnh để tăng cường thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Một số dịch vụ thanh toán trực tuyến của một số ngân hàng đang triển khai kế hoạch tích hợp, kết nối vào Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Hà Nam nhằm triển khai mở rộng thanh toán trực tuyến đa dịch vụ, đa sản phẩm thanh toán trực tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính...  Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp giải quyết hồ sơ dịch vụ công trực tuyến trên môi trường điện tử rút ngắn thời gian, giảm chi phí đi lại cho người dân, doanh nghiệp khi giải quyết thủ tục hành chính.

Toàn tỉnh đã thành lập 100% Tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã, cấp thôn (109 Tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã với 555 thành viên, 686 Tổ công nghệ số cộng đồng cấp thôn với 3.430 thành viên). Thành phần và số lượng của các Tổ công nghệ số cộng đồng đảm bảo đúng, đủ theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Cục Chuyển đổi số quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin tổ chức Hội nghị tập huấn về chuyển đổi số, kỹ năng số bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu UBND tỉnh tới 06 điểm cầu huyện, thị xã, thành phố và 109 điểm cầu các xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh với khoảng 4.200 thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng các cấp trên địa bàn tỉnh tham gia.

Tổ công nghệ số cộng đồng các cấp đã tổ chức hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng dịch vụ số phục vụ cho nhu cầu thiết yếu như y tế, giáo dục, chính sách xã hội, phòng chống dịch, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt thông qua các nền tảng số như phần mềm tập huấn giáo viên, sổ liên lạc điện tử, phần mềm dạy học trực tuyến; sổ sức khỏe điện tử phần mềm tiêm chủng mở rộng; thanh toán số; hướng dẫn đăng ký cài đặt và sử dụng các tài khoản thanh toán điện tử, mô hình chợ 4.0 thanh toán số; sử dụng các ứng dụng chuyển đổi số; tham gia sàn thương mại điện tử (TMĐT)... Qua các hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng đã có hơn 430 đường Internet được người dân đăng ký mới; 1.125 thuê bao đi động nâng cấp sim 4G; hơn 350 tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt được đăng ký; 13 doanh nghiệp đăng ký sử dụng chữ ký số...

Triển khai dịch vụ thanh toán phí, lệ phí dịch vụ công trực tuyến thông qua một số ngân hàng có chi nhánh trên địa bàn tỉnh để tăng cường thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Một số dịch vụ thanh toán trực tuyến của một số ngân hàng đang triển khai kế hoạch tích hợp, kết nối vào Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh nhằm triển khai mở rộng thanh toán trực tuyến đa dịch vụ, đa sản phẩm thanh toán trực tuyến, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính... Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp giải quyết hồ sơ dịch vụ công trực tuyến trên môi trường điện tử rút ngắn thời gian, giảm chi phí đi lại cho người dân, doanh nghiệp khi giải quyết thủ tục hành chính.

Về Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, tỉnh Hà Nam có trên 40 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, tập trung chủ yếu tại thành phố Phủ Lý và trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận, tham gia chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là 4.066 doanh nghiệp. Khoảng 2.777 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sử dụng nền tảng số. Sở Công Thương đã phối hợp với Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công Thương triển khai 03 đề án phát triển TMĐT: Đề án “Nâng cấp Sàn giao dịch TMĐT tỉnh Hà Nam (xây dựng App trên điện thoại di động)"; đề án “Xây dựng, phát triển bộ thương hiệu trực tuyến cho một số sản phẩm của tỉnh Hà Nam" (đã hỗ trợ cho 10 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, trong đó có 04 đơn vị sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp); đề án “Đào tạo phát triển nguồn nhân lực TMĐT trên địa bàn tỉnh Hà Nam". Các đề án được triển khai đều bảo đảm chất lượng và hiệu quả.

Sở Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ cho 10 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp tham gia và có tài khoản bán hàng/gian hàng trên sàn, có tài khoản thanh toán điện tử; tổ chức hội nghị tập huấn cho 31 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh tham gia lớp đào tạo, tập huấn về phát triển thương hiệu, nhãn hiệu, kỹ năng ứng dụng TMĐT trong kinh doanh; khai thác, mở rộng mạng lưới phân phối, bán lẻ trên sàn giao dịch TMĐT cho các đơn vị sản xuất kinh doanh. Bưu điện tỉnh Hà Nam tạo 10.036 tài khoản cho các hộ sản xuất nông nghiệp; đưa 35 sản  phẩm OCOP lên sàn PostMart. Chi nhánh Bưu chính Viettel tạo 1.143 tài khoản cho các hộ sản xuất nông nghiệp; đưa 49 sản phẩm OCOP lên sàn Voso. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Bưu điện tỉnh, Chi nhánh Bưu chính Viettel Hà Nam, các đơn vị liên quan hỗ trợ 40 hộ sản xuất nông nghiệp với 250 sản phẩm nông sản của tỉnh lên các sàn TMĐT: Voso, Postmart… hỗ trợ 10 cơ sở sản xuất nông sản đưa các sản phẩm lên hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm tỉnh Hà Nam https://hna.check.net.vn/. Các sản phẩm được đưa lên sàn TMĐT là các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đạt chứng nhận VietGap, OCOP… đa dạng về mẫu mã, bao bì, bảo đảm điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nên nhận được sự tin tưởng của khách hàng. Nộp thuế điện tử: 99,71% số doanh nghiệp của tỉnh đã nộp thuế điện tử. Hóa đơn điện tử: 100% số doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử. Trên địa bàn tỉnh có 143 điểm phục vụ của mạng bưu chính công cộng có kết nối Internet băng rộng cố định. Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sử dụng tên miền .vn là 2.555.

Về dịch vụ viễn thông và Internet, mạng lưới viễn thông, internet đạt tốc độ phát triển nhanh, rộng khắp trên toàn tỉnh, đảm bảo cung cấp các dịch vụ về viễn thông và internet chất lượng tốt với nhiều loại hình phong phú, đa dạng phục vụ khách hàng và các doanh nghiệp. 100% các xã, phường, thị trấn đều có đường truyền cáp quang, Internet cung cấp đến tận thôn, tổ dân phố; 100% dân số được phủ sóng thông tin di động 2G; 95% dân số được phủ sóng thông tin di động 3G, 4G.  Máy tính và mạng cục bộ: Hiện nay, 100% các sở, ban, ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố đều có mạng cục bộ (LAN) và kết nối Internet. Tỷ lệ trung bình máy tính/cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên là 100%. Tỷ lệ trung bình máy tính/cán bộ, công chức cấp xã là 85%.

Nhằm thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030 hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ: Thường xuyên bám sát sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về hỗ trợ doanh trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng thông tin cho các cơ quan báo chí tuyên truyền một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam; quảng bá hình ảnh, giới thiệu về tiềm năng và cơ hội đầu tư của tỉnh. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cải cách thủ tục hành chính, tạo sự đồng thuận trong xã hội và thúc đẩy mạnh mẽ công tác cải cách thủ tục hành chính tại các sở, ngành, địa phương, đơn vị.  Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao cấp huyện tiếp sóng, phát sóng chương trình tuyên truyền của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nam, tuyên truyền thực hiện nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh trên phương tiện thông tin đại chúng địa phương; yêu cầu UBND các xã, thị trấn chỉ đạo đài truyền thanh cấp xã tiếp âm đầy đủ chương trình tuyên truyền về nội dung trên của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao cấp huyện. Chủ động tuyên truyền các nội dung trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh. Thường xuyên rà soát thông tin cũ, thu thập và cập nhật thông tin mới trên cổng chính. Kiểm tra, đôn đốc việc cập nhật thông tin và trả lời câu hỏi trên Chuyên mục Hỏi - Đáp trên cổng thành phần của các cơ quan. Giải đáp những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh thông qua chuyên mục Hỏi - Đáp. Cập nhật kịp thời thông tin trên chuyên mục về công khai ngân sách trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh. Tham mưu đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh: Phổ biến thông tin về sử dụng Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh để người dân biết đến và sử dụng nhiều hơn; Chia sẻ thông tin về chính sách, quy trình, thủ tục, biểu mẫu tới người dân, doanh nghiệp khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh; Cải thiện khả năng tiếp cận và dễ sử dụng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh. Đào tạo nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh, quản trị cổng thông tin điện tử và an toàn hệ thống cho cán bộ, công chức, đặc biệt là đội ngũ quản trị mạng./.