Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Tình hình thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017

Tin tức - Sự kiện  
Tình hình thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017
Thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017  của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Sở Thông tin và Truyền thông đã quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nội dung Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Sở đã ban hành Kế hoạch số 407/KH-STTTT ngày 07/5/2020 về việc thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ chỉ đạo, định hướng tuyên truyền cho các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh; phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện, đài truyền thanh cấp xã tổ chức tuyên truyền Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên các phương tiện thông tin đại chúng giúp cho các tổ chức và người dân có nhận thức đúng về Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Đăng tải nhiều tin, bài trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Hà Nam tập trung tuyên truyền thúc đẩy phát triển hạ tầng, bảo đảm an toàn, an ninh mạng, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng, bình đẳng trong việc tiếp cận các cơ hội phát triển nội dung số nhằm cải thiện môi trường cạnh tranh kinh doanh thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.

Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu với UBND tỉnh xây dựng quy hoạch quản lý ngành: Quy hoạch Ứng dụng và Phát triển công nghệ thông tin tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 - 2020; Quy hoạch Hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 1389/KH-UBND ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh Hà Nam về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016 - 2020... Đây là cơ sở quan trọng để sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin triển khai xây dựng hạ tầng mạng lưới, dịch vụ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tham mưu với UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản quy định về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.

Về xây dựng và triển khai chính quyền điện tử, chính quyền số, đô thị thông minh:

100% các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND xã, phường, thị trấn đã ứng dụng phần mềm Quản lý văn bản và điều hành vào chỉ đạo, điều hành công việc chuyên môn hằng ngày, đồng thời đã thực hiện gửi, nhận văn bản liên thông 4 cấp chính quyền, đảm bảo việc liên thông theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc theo chỉ đạo của Chính phủ tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg.

Hệ thống thư điện tử của tỉnh đảm bảo cung cấp hộp thư điện tử cho cán bộ, công chức từ cấp tỉnh đến cấp xã. Tỷ lệ cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc là 95%.

Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh Hà Nam được triển khai và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/2017. Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh Hà Nam hiện nay cập nhật đầy đủ các thủ tục hành chính của tỉnh; công khai toàn bộ quy trình giải quyết thủ tục hành chính, kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Tổng số bộ thủ tục hành chính: 1.980 bộ, trong đó: Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: 610 bộ (chiếm 30,8%); dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: 1.210 bộ (chiếm 61,1%); dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: 160 bộ (8,1%).

Tổng số hồ sơ được tiếp nhận và cập nhật vào hệ thống: Trong năm 2019: 209.249 bộ; giải quyết đúng và trước hạn đạt 99,8%; có 965 bộ hồ sơ trực tuyến. Năm 2020 (tính đến ngày 16/11/2020): 202.119 bộ; giải quyết đúng và trước hạn đạt 99,7%; có 8.954 bộ hồ sơ trực tuyến.

Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh hiện tại đã thực hiện tích hợp một số dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, đảm bảo đúng tiến độ, lộ trình theo yêu cầu của Văn phòng Chính phủ.

Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh đã hoàn thành việc kết nối, tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia theo 04 tiêu chuẩn: Đăng nhập một lần (SSO); đồng bộ hồ sơ; xử lý hồ sơ; thanh toán trực tuyến (kết nối, tích hợp, sử dụng chung nền tảng thanh toán của Cổng Dịch vụ công quốc gia).

Triển khai thử nghiệm Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung (LGSP).  Kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cổng Dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của một số bộ, ngành trung ương như Tổng Cục thuế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải … để phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Sở đã tham mưu cấp 300 chứng thư số cho cơ quan là các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các phòng, ban, đơn vị trực thuộc; UBND các xã, phường, thị trấn; cấp 1.200 chứng thư số cho cá nhân lãnh đạo cơ quan, lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc, lãnh đạo UBND các xã phường, thị trấn, kế toán của các cơ quan, đơn vị.

 UBND tỉnh Hà Nam đã xây dựng Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Hà Nam, với kinh phí gần 10 tỷ đồng, bao gồm: 09 màn hình 46 inch và hệ thống thiết bị điều khiển màn hình; 05 máy tính chuyên dụng để vận hành khai thác dữ liệu; hệ thống thiết bị mạng và các thiết bị phụ trợ khác; xây dựng hệ thống phần mềm điều khiển trung tâm. Hiện nay đã tích hợp, kết nối các hệ thống thông tin hiện có của các sở, ngành về Trung tâm điều hành, cụ thể các phần mềm ứng dụng tích hợp online: Y tế, giáo dục, Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh, Quản lý văn bản và điều hành, giám sát môi trường, Camera thông minh tại một số điểm trên địa bàn thành phố Phủ Lý; phần mềm cập nhật Offline: Báo cáo kinh tế - xã hội. Trung tâm điều hành thông minh tỉnh hoạt động giúp lãnh đạo tỉnh có được một cái nhìn toàn cảnh về thông tin liên quan đến các cơ quan, ban, ngành, địa phương, lĩnh vực trên phạm vi toàn tỉnh; đồng thời Trung tâm điều hành là nơi phân tích dữ liệu lớn, đưa ra cảnh báo, hỗ trợ ra quyết định ở nhiều lĩnh vực khác đảm bảo chính xác, minh bạch.

Về hệ thống hạ tầng mạng viễn thông đã được các doanh nghiệp triển khai đồng bộ với hạ tầng giao thông đô thị tại hầu hết các khu công nghiệp, khu dân cư. Hạ tầng thông tin đã đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ phổ cập, bắt buộc, dịch vụ cơ bản và nhiều dịch vụ giá trị gia tăng: 100% số xã, phường, thị trấn có điểm phục vụ bưu chính, viễn thông; 100% xã, phường, thị trấn thu được tín hiệu của Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nam; 99% diện tích toàn tỉnh đã được phủ sóng thông tin di động 2G, 93% diện tích toàn tỉnh được phủ sóng 3G, 4G; Độ bao phủ Internet băng thông rộng trên địa bàn tỉnh là 80%; Mạng truyền số liệu chuyên dùng: Đã lắp đặt đến 100% các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố; đang triển khai lắp đặt đến UBND các xã, phường, thị trấn. UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định số 27/2018/QĐ-UBND ngày 17/8/2018 về quy chế quản lý, vận hành, kết nối, sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 20/2020/QĐ-UBND ngày 13/8/2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý, vận hành, kết nối, sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II trên địa bàn tỉnh Hà Nam ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-UBND ngày 17/8/2018; Hạ tầng thiết bị, mạng cục bộ (LAN) tại các cơ quan, đơn vị: 100% các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn đã có mạng LAN, kết nối Internet tốc độ cao. Tỷ lệ trung bình máy tính/cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên là 100%; cấp xã là 75%; Hệ thống hội nghị giao ban điện tử đa phương tiện: Đã trang bị phòng họp trực tuyến giữa UBND cấp xã với UBND cấp huyện tại 4/6 huyện, thị xã, thành phố với tổng số 78 điểm cầu. Bên cạnh đó đã có phòng họp trực tuyến tại một số sở, ngành trên đại bàn tỉnh kết nối với các Bộ, ngành Trung ương. Hệ thống hội nghị trực tuyến hoạt động thường xuyên từ Trung ương đến tỉnh, từ huyện đến xã mang lại hiệu quả cao trong công tác chỉ đạo, điều hành và tiết kiệm chi phí.

Trong thời gian tới, sở triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng cho các cơ quan báo chí thường xuyên cung cấp thông tin tuyên truyền phổ biến các quy định của Nhà nước đến mọi người dân; vận động nhân dân tham gia quản lý bảo vệ an toàn an ninh các công trình bưu chính, viễn thông phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tiếp tục quán triệt tinh thần Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên các phương tiện thông tin đại chúng giúp cho các tổ chức và người dân có nhận thức đúng về Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tạo mọi điều kiện về cơ chế chính sách, môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân khai thác và cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, báo chí, xuất bản. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan; triển khai xây dựng Chính quyền điện tử gắn với thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, rà soát, sửa đổi bổ sung, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ nhu cầu ngư­ời dân và doanh nghiệp. Tập trung đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại, an ninh, an toàn; xây dựng và triển khai Đề án đô thị thông minh; thực hiện kế hoạch chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Có chính sách ưu đãi đặc biệt cho những nhà đầu tư trong nước và nước ngoài lĩnh vực công nghệ cao nói chung và cho ngành công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông nói riêng tại các khu công nghiệp. Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, thu hút nhân tài nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường sử dụng chung hạ tầng, hợp tác kinh doanh, giảm chi phí đầu tư, đồng thời đưa các dịch vụ mới vào phát triển ở các vùng nông thôn, vùng xa của tỉnh. Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong mọi tình huống, góp phần củng cố an ninh quốc phòng, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới./.​