Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021 - 2025 của Sở Thông tin và Tru...

Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021 - 2025 của Sở Thông tin và Truyền thông
Căn cứ hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông đã ban hành Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu: Ứng dụng CNTT trong hoạt động, gắn với đảm bảo an toàn thông tin tại cơ quan, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc; hiện đại hóa nền hành chính, đẩy mạnh cải cách hành chính; tiếp tục duy trì hoạt động ổn định của hệ thống sẵn có, kết hợp tăng cường đầu tư hạ tầng kỹ thuật CNTT, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ về ứng dụng CNTT của tỉnh, của cơ quan đã đề ra, tạo nền tảng phát triển Chính quyền điện tử.
Theo đó, các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 cụ thể là:
Hoàn thiện môi trường pháp lý: Xây dựng, hoàn thiện các quy chế, quy định về an toàn thông tin; ứng dụng chữ ký số; các cơ chế, chính sách, giải pháp thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ công trực tuyến; Quy chế, quy định gắn kết chặt chẽ hoạt động ứng dụng CNTT của phòng, đơn vị, của cán bộ, công chức với công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm.
Phát triển hạ tầng kỹ thuật: Kịp thời sửa chữa, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật: máy chủ, máy trạm và hệ thống mạng...; Đầu tư các thiết bị và phần mềm đảm bảo an toàn thông tin như: phần mềm diệt virus, hệ thống tường lửa phòng, chống truy cập trái phép, các thiết bị sao lưu, back up dữ liệu.
Phát triển hệ thống nền tảng: Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan cung cấp thông tin phục vụ xây dựng cấu trúc chính quyền điện tử tỉnh và các hệ thống dùng chung của bộ, của tỉnh.
Phát triển dữ liệu: Tiếp tục cập nhật, hoàn thiện các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung đã được xây dựng của bộ và của tỉnh để sử dụng, khai thác phục vụ công tác chuyên môn đạt hiệu quả: Quản lý văn bản và điều hành, dịch vụ công trực tuyến, quản lý kế toán tài chính, khiếu nại tố cáo, thanh tra, các phần mềm sáng kiến...
Phát triển các ứng dụng, dịch vụ: Duy trì thực hiện phần mềm Quản lý văn bản và điều hành theo quy trình khép kín; cập nhật đầy đủ lịch công tác của sở, các phòng chuyên môn và của các cá nhân theo ngày, tuần; Cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng thư điện tử công vụ để trao đổi công việc; Sử dụng hiệu quả một số phần mềm khác được trang bị tại cơ quan: Phần mềm kế toán; quản lý tài sản…; Duy trì hiệu quả hoạt động Cổng Thông tin điện tử của tỉnh, cổng thông tin điện tử của sở. Đảm bảo số lượng tin, bài cập nhật hằng tháng trên cổng thông tin của sở theo đúng theo quy định; trả lời đầy đủ các câu hỏi hợp lệ trên Chuyên mục Hỏi – Đáp; Duy trì sử dụng hiệu quả Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử phục vụ quản lý, điều hành và phục vụ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Thường xuyên cập nhật thông tin, quy trình về dịch vụ công trực tuyến của sở trên Cổng dịch dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử.
Bảo đảm an toàn thông tin: Triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 10/9/2018 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 04/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng, Chỉ thị 06/CT-UBND ngày 02/8/2019 về việc tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam; Kiểm tra, rà soát các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT của cơ quan; Trang bị phần mềm virus có bản quyền, ứng dụng ký số, đầu tư thiết bị và ứng dụng đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng, phòng chống truy cập trai phép để kịp thời ngăn chặn, giám sát, phát hiện, cảnh báo các sự cố an toàn thông tin; Xác định cấp độ và tham mưu giải pháp đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho các hệ thống thông tin của sở.
Phát triển nguồn nhân lực: Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các quy định mới của nhà nước về CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức cơ quan để nâng cao nhận thức và kiến thức về CNTT; Thường xuyên cử cán bộ, công chức tham gia các lớp tập huấn, hội thảo về CNTT do Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan, doanh nghiệp tổ chức. 
Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp: Tuyên truyền, phổ biết các văn bản về CNTT thông qua Cổng Thông tin điện tử của tỉnh, cổng thông tin điện tử của sở, mạng nội bộ, phần mềm Quản lý văn bản và Điều hành, các cuộc họp, hội nghị, hội thảo về triển khai ứng dụng CNTT; Tuyên truyền nội dung, ý nghĩa của dịch vụ công trực tuyến thông qua các hội nghị, hướng dẫn ứng dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 cho người dân, doanh nghiệp khi đến giao dịch.
Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến, cung cấp các thông tin hữu ích trên Cổng thông tin điện tử phục vụ doanh nghiệp; tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ số.
Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ: Tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị cung cấp dịch vụ CNTT; hợp tác với các đơn vị cung cấp dịch vụ, trao đổi, chia sẻ các ứng dụng phù hợp với cơ quan; làm chủ công nghệ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ đã được trang bị, góp phần nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành của cơ quan, từng bước xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số.
Thu hút nguồn lực CNTT: Triển khai các hoạt động nhằm thu hút, đa dạng hóa nguồn lực để đẩy mạnh chính quyền điện tử, chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tại cơ quan; Ưu tiên kinh phí phục vụ việc ứng dụng CNTT trong cơ quan./.